Các loại tem nhãn mã vạch – Từ A đến Z

in #vietnamese4 years ago

Nhãn mã vạch (hay decal in nhãn, tem nhãn decal) có tên tiếng anh là Barcode Label. Đây là loại vật phẩm tối quan trọng với doanh nghiệp nào sản xuất hay vận chuyển. Nó đi kèm với những thiết bị in tạo nên tem nhãn chứa nội dung hữu dụng cho nhiều mục đích từ thương mại đến quản lý chuỗi cung ứng. Cũng chính vì thế mà có nhiều loại tem nhãn mã vạch ra đời. Nếu bạn vẫn phân vân về các loại tem nhãn cũng như vật liệu cấu thành, thì bài này hi vọng sẽ giúp được bạn.

Những loại tem nhãn, vật liệu cũng như ứng dụng của chúng

Có những loại tem nhãn mã vạch nào?

Để phân loại tem nhãn decal thì không phải chỉ dừng lại ở những phân mục thông thường. Nên để nắm rõ về các loại tem nhãn mã vạch, thì nên nhìn chúng theo các góc độ như sau:

1. Phân loại theo số tem trên 1 hàng (quy cách)

Nếu bạn xét theo góc độ này, thì có 4 loại tem nhãn mã vạch bạn cần chú ý. Nói chính xác ra là có bao nhiêu con tem trên một hàng:

  • Giấy in mã vạch 1 tem: Đây là loại tem nhãn có một tem lớn trên một hàng. Đây là loại tem nhãn hay in cho các sản phẩm tại các cửa hàng bán lẻ hay các thùng carton cho ngành vận chuyển. Chúng được chia thành giấy 1 tem cảm nhiệt và giấy 1 tem truyền nhiệt. Tem cảm nhiệt chuyên dùng cho bán lẻ, trong khi truyền nhiệt là cho thung carton.
  • Tem nhãn decal 2 tem: Loại decal có 2 tem trên một hàng. Đây là tem cũng có thể sử dụng tại các cơ sở phân phối sản phẩm sỉ lẻ. Chúng cũng được phân thành 2 loại cảm nhiệt và truyền nhiệt.
  • Giấy in barcode 3 tem: Loại 3 tem trên 1 đường này có 2 dòng thông dụng là tem liền với kích cỡ 35x22 thông thường. Loại thứ 2 là tem vỡ hình chữ V cho các sản phẩm chất lượng cao chống hàng nhái.
  • Tem nhãn mã vạch 4 tem cho phép các sản phẩm nhỏ như các vậy liệu y tế được trang bị mã vạch. Qua đó tăng khả năng kiểm soát chuỗi cung ứng và quản lý nội bộ.

2. Phân loại theo vật liệu cấu thành tem nhãn

Với vật liệu cấu thành, thì nó hoàn toàn phụ thuộc vào vật liệu làm nên con tem. Và bạn có thể phân chúng thành các loại như dưới đây:

  • Tem nhãn giấy: Loại được cấu thành từ giấy thông thường như giấy a4 và a5 mà bạn sử dụng vậy. Chúng là loại rẻ nhất và hay được sử dụng cho các sản phẩm tiêu dùng. Chúng cũng có loại in nhiệt trực tiếp và in truyền nhiệt. Riêng loại truyền nhiệt còn chia ra giống như giấy in 1 tem và 2 tem ở trên.
  • Decal mã vạch nhựa PVC (còn gọi là decal polyester): Đây là vật liệu bền bỉ chống trầy, rách hay xước. Nên các tiệm vàng và trang sức hay sử dụng để in barcode. In với loại tem này thường sử dụng mực Wax/Resin hoặc mực Resin.
  • Tem nhãn Polyethylene: Nó kém cứng hơn PVC nên được dán lên các bề mặt cong như chai lọ. Đặc biệt, nhãn này chống được hóa chất và nước.
  • Nhãn Polyimide (còn gọi là Decal Xi bạc): Nguyên liệu này chuyên dùng để chống chịu nhiệt độ cao (lên đến hơn 250oC). Nên các thiết bị điện tử, vi mạch là nơi nhãn này thuộc về. Các yếu tố khác như độ ẩm, nước, ma sát cũng không thành vấn đề. Chúng đòi hỏi kiến thức và trình độ sử dụng cao.

Ngoài giấy, thì tất cả các đề can mã vạch còn lại đều áp dụng phương áp in chuyển nhiệt. Điều đó làm tăng vẻ đẹp sản phẩm cũng như để tránh hiện tượng đen đầu in.

3. Phân loại theo tính năng

Danh mục này có phần hơi phức tạp hơn một chút. Nên có 3 loại tem nhãn chính trong mục này bạn cần lưu ý:

3.1. Giấy in nhãn tự dính

Tên tiếng anh của nhãn tự dính là adhesive label. Đây là loại nhãn phân thành các loại khác nhau do các chất kết dính của chúng khác nhau. Chúng bao gồm:

  • Keo vĩnh cửu: Đã dính lên bề mặt một lần là dính rất mạnh và không có khả năng tháo ra. Dù là nylon đến carton cũng không ngoại lệ.
  • Keo đông lạnh: Keo có chức năng chống ẩm ướt và nhiệt độ siêu thấp cho các sản phẩm tủ đông.
  • Keo bóc được: Khả năng dính tốt cho các sản phẩm thông thường. Có thể bóc ra được dù đã dán vào khá lâu.

3.2. Tem nhãn cảm biến điểm đen – Black mark label hoặc Label with mark

Là loại tem cho các máy in tem mã vạch có bộ cảm ứng (sensor). Chúng có khả năng cảm nhận điểm đen phía sau của nhãn để biết khi nào sang một tem nhãn mới. Nếu doanh nghiệp bạn có in kiểu butt-cut, thì nhãn này là phù hợp nhất.

3.3. Decal mã vạch đông lạnh

Đây là loại tem đông lạnh khác với tem nhãn có chất keo đông lạnh. Chúng kháng hoàn toàn với các tác nhân trong môi trường đóng băng.

Xem thêm: Nhãn mã vạch trong môi trường lạnh

3.4. Tem mờ (matt white label)

Decal này cho phép người sử dụng dán lên các thùng sản phẩm giấy. Chúng rất hữu hiệu cho môi trường kiểm kê kho khi chúng là giấy in truyền nhiệt mịn, cán mờ.

3.5. Tem nhám (semi gloss paper)

Loại tem này có độ nhám vừa phải và được sử dụng rộng khắp các lĩnh vực. Bạn sẽ thấy chúng là giấy bọc các sản phẩm cứng hình trụ tròn.

3.6. Tem trơn

Là tem có bề mặt trơn cho các sản phẩm như cốc trà sửa, ly thủy tinh, vv..

3.7. Tem lốp

Nó có tên gọi khác là fast tyre. Loại tem nhãn mã vạch này sử dụng cho các lốp xe máy và ô tô.

Đó là các loại tem nhãn mã vạch đang có mặt trên thị trường hiện nay. Nếu bạn đang có mặt trong các lĩnh vực được đề cập đến trong bài, thì có thể nhận ra được loại tem nào phù hợp với bạn. Chúng sẽ giúp bạn tự động hóa quy trình và đem lại kết quả tốt về lâu dài.

Công ty Radiant Global ADC Việt Nam

Địa Chỉ: 181 Cao Thắng, Phường 12, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0903 803 810

Email: [email protected]

Website: radiantglobal.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/RadiantGlobalADCVietnam/

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCJsczTKv5nrPuoapknB9V8A

Coin Marketplace

STEEM 0.20
TRX 0.14
JST 0.030
BTC 64155.87
ETH 3422.91
USDT 1.00
SBD 2.59