Những nguyên tắc sống còn khi bạn giao dịch với supply demand – Nguyên tắc 2 - 4

in #supply7 years ago (edited)

Những nguyên tắc sống còn khi bạn giao dịch với supply demand – Nguyên tắc 2 - 4

Phần I đã giới thiệu nguyên tắc đầu tiên, phần II này sẽ đề cập đến những nguyên tắc còn lại giúp bạn giao dịch supply - demand hiệu quả hơn.

Nguyên tắc số 2: Không giao dịch với những vùng supply - demand quá cũ

Đa phần những người giao dịch supply - demand đều nghĩ rằng supply - demand chính là nguyên nhân làm cho giá đảo chiều, họ luôn tự nói với bản thân rằng giá sẽ quay đầu khi gặp supply - demand. Nhưng sự thật thì hoàn toàn khác, chính những dòng lệnh mới tạo ra sự đảo chiều rồi xác nhận hoặc phủ định vùng supply - demand đó. Cụ thể giá phản ứng tại vùng supply - demand hoặc là do các banks mở hoặc là do họ đóng lệnh.

Họ không làm điều này dựa trên vùng supply - demand, mà dựa vào số lệnh đang tồn tại, và trong nhiều trường hợp chúng lại trùng hợp với vùng supply - demand, và đây chính là lý do tại sao rất nhiều Trader nghĩ rằng supply - demand là nguyên nhân của đảo chiều.

Các retails Trader – những người đóng góp lợi nhuận cho banks thường không có một cái nhìn rộng về quá khứ, họ thường chỉ quan tâm những vùng giá đáng chú ý lân cận. Dó là lý do tại sao bạn không nên giao dịch các vùng supply - demand đã cũ.

Thông thường, nếu bạn giao dịch supply - demand ở khung H1 thì những vùng supply - demand hình thành từ 1 tuần trước trở lên được xem là đã cũ. Tất nhiên vẫn có những trường hợp giá đảo chiều chính xác tại những vùng này, bạn chỉ cần nhớ rằng supply - demand không phải là nguyên nhân, những dòng lệnh mới là nguyên nhân.

Nguyên tắc số 3: Tốc độ di chuyển khỏi vùng supply - demand không là vấn đề

Một lưu ý mà những người dùng supply - demand thường nghe đó chính là nếu giá di chuyển khỏi một vùng supply - demand càng mạnh thì khả năng giá bị bật lại khi tiếp cần vùng giá đó càng cao.

Thực tế không đi theo lý thuyết này, sự bức phá mạnh khỏi một vùng giá có nguyên nhân từ việc chênh lệch lực mua/ bán tương đối lớn, nhưng nó không có nghĩa rằng điều này sẽ được lặp lại khi giá quay lại đúng mức giá cũ.
supply-demand 2.png

Hay ví dụ này:
supply-demand 3.png

Vùng demand 2 có sự bức phá giá khá mạnh, nhưng điều này không có nghĩa là nó mạnh hơn vùng demand 1, thậm chí giá chỉ mất 2 thanh nến để xuyên thủng một cách rõ ràng vùng demand 2.

Tóm lại, để xác định độ mạnh (hay khả năng giá bị bật lại khi tiếp cận) vùng supply - demand, bạn không nên căn cứ vào tốc độ giá di chuyển khỏi vùng này, thay vào đó là sự quan sát mối liên hệ giữa vùng supply - demand và xu hướng tổng thể.

Nguyên tắc số 4: Hãy chắc rằng giá trở lại vùng supply - demand một cách nhanh chóng

Tất cả 3 nguyên tắc đã nêu đều nói về trường hợp không nên, nguyên tắc cuối cùng nói về trường hợp nên giao dịch.

Cụ thể, nếu giá nhanh chóng trở lại vùng supply - demand vừa tạo thì khả năng bạn kiếm ra lợi nhuận từ vùng này là cao. Giải thích cho lập luận này đó là các banks vẫn chưa rải hết số lệnh mà họ muốn nên khi giá bức phá đi, họ sẽ tìm cách đẩy giá quay lại.

supply-demand 4.png
[Những vùng được đánh dấu tượng trưng cho vùng rải lệnh của banks]

Mẹo: Nếu trong vòng 24 thanh nến mà giá vẫn không quay lại vùng supply - demand vừa tạo thì khả năng rất cao là các banks không muốn tiếp tục rải lệnh tại vùng supply - demand này.

Tổng kết
Có 4 nguyên tắc sống còn khi bạn giao dịch với supply - demand gồm:
Chỉ giao dịch theo hướng của các đỉnh/ đáy liền kề
Không giao dịch với những vùng supply - demand quá cũ
Tốc độ di chuyển khỏi vùng supply - demand không là vấn đề
Hãy chắc rằng giá trở lại vùng supply - demand một cách nhanh chóng
Happy and safe trading,
Theo FMO​

Coin Marketplace

STEEM 0.23
TRX 0.21
JST 0.035
BTC 97342.41
ETH 3324.04
USDT 1.00
SBD 3.19