Point and Figure Chart (P&F) – Biểu đồ caro huyền thoại bị lãng quên

point-and-figure-chart (11).jpg
Point and Figure Chart (Biểu đồ hình và điểm/ Biểu đồ caro) ít phổ biến hơn so với các loại biểu đồ khác, nhưng nó đã có một lịch sử lâu dài và được sử dụng bởi những nhà Phân Tích Kỹ Thuật hay những trader đầu tiên. Point and Figure Chart (P&F) phản ánh biến động giá và ÍT thông tin về thời gian hay khối lượng giao dịch, điều này giúp loại bỏ noise (nhiễu/ồn) – các biến động giá nhỏ – có thể bóp méo quan điểm của trader về xu hướng chung.

point-and-figure-chart (8).jpg
Đầu tiên, khi nhìn vào biểu đồ, các bạn thấy nó như một trò chơi caro với những dấu X và O đúng không? Ngoài ra còn nhức mắt nữa chứ, nhưng mình xin đảm bảo, một khi các bạn đã master và kiểm soát được nó thì đây là một phương pháp phân tích thuần khiết, dễ dàng và khách quan nhất mà bạn đã từng tiếp cận.

Lịch sử ra đời Point and Figure Chart
P&F là một dạng biểu đồ được sử dụng rất phổ biến vào những năm của thế kỷ 19. Có một điều rất đặc biệt của P&F, đó là không ai biết cha đẻ của nó là nhân vật nào, cũng như năm chính xác mà nó ra đời, P&F ra đời như là một sự tất yếu của nhu cầu ghi lại chuyển động giá trên thị trường tài chính. Chính vì thế P&F là dạng biểu đồ chỉ đơn thuần mang một sự “TINH KHIẾT” của giá cũng như sự chuyển động của CUNG-CẦU mà ngày nay chúng ta gọi là “Price Action – Hành động giá”. Tất nhiên, ngày nay chúng ta có rất nhiều những “Tín hiệu giả” nhưng chẳng sao, chúng ta luôn có những cơ hội sửa sai với stop-loss được thể hiện ngay trên biểu đồ.

Có rất nhiều ý kiến cho rằng, P&F được phát minh bởi Charles Dow. Điều này hoàn toàn có cơ sở khi Charles Dow là người đã đặt nền móng cho bộ môn Phân Tích Kỹ Thuật hiện đại. Tất nhiên, dù thế nào đi nữa, P&F vẫn tồn tại theo dòng chảy đầy biến động của bộ môn Phân Tích Kỹ Thuật, và là phần thưởng cho những trader bỏ tâm huyết và công sức để nghiên cứu về loại hình “Nghệ thuật” mang tính lịch sử này.

point-and-figure-chart (9).jpg
Đây là cách mà ông cha ta sử dụng chart

Hãy cùng dịch chuyển một khoảng thời gian về những năm tháng sơ khai, lúc đó chúng ta chưa có phân tích kỹ thuật cũng như P&F mà chỉ là Figure chart, nó đơn giản chỉ là một tờ giấy ghi nhận lại sự chuyển động của giá (Có thể là trong ngày, trong tuần hoặc là trong tháng).

Nhìn vào biểu đồ trên, chúng ta có thể nhận ra một cách dễ dàng rằng, chuyển động của giá được ghi lại mà không cần quan tâm đến các đơn vị cũng như các chỉ báo khác. Khi giá chuyển động từ 46 xuống 40, chúng ta đơn giản chỉ cần ghi lại vào một cột. Khi giá tăng lên 41, chúng ta không thể ghi đè dữ liệu lên cột trước được, chúng ta chuyển cột và tiếp tục ghi nhận những diễn biến giá xảy ra trong những ngày tiếp theo. Point and Figure Chart ngày hôm nay cũng hoạt động theo cách tương tự. Giả sử đây là biểu đồ giá 01 năm của Công ty Amalgamated Copper vào năm 1903, chúng ta có thể thấy được điều gì?

  • Giá tạo đỉnh ở $52.
  • Giá tạo đáy ở $34.
  • Giá đóng cửa ở mức $47.
  • Mức giá $39 là mức giá được giao dịch nhiều nhất trong năm (24 lần).
  • Cho đến thời điểm hiện tại, xu hướng tăng đang thắng thế.

Thật đơn giản đúng không? Tuy rằng nó đơn giản nhưng qua những điều mà nó ghi nhận ra được không hoàn toàn ít, phải không?

P&F không chỉ bao hàm những quy ước cũng như những thông số mà các loại biểu đồ khác đem lại., mà còn bao hàm cả những chiến lược giao dịch, chiến thuật trong từng thị trường khác nhau, tất cả đều chứa trong một biểu đồ mà không cần thêm những chỉ báo, indicator phức tạp cũng như những phương pháp tính sóng đầy tính chủ quan khác, nó đơn giản chỉ là một cái nhìn về giá, một cái nhìn đơn giản mà không đơn điệu.

Về sau, một số Trader thấy rằng thật nhàm khi lúc nào cũng ghi những chuyển động của giá bằng những con số. Thay vào đó, họ chuyển sang ghi lại chuyển động giá bằng những dấu tích, dấu nhân, hoặc bằng dấu chấm – miễn sao không phải là những con số và họ chuyển các mức giá thể hiện ra cột đầu tiên hoặc cột cuối cùng mà người ta hay gọi là “Trục Tung” (Vertical Axis).

point-and-figure-chart (10).jpg
Hình minh họa Point Chart

Về cơ bản, Point Chart cũng giống như Figure Chart, đều là một dạng ghi lại chuyển động của giá trong những ô vuông. Tuy nhiên, Point chart vẫn có những ưu điểm so với Figure chart mà một trong số đó là họ có thể ghi nhận được những chuyển động mang tính phân số mà nếu thể hiện bằng Figure chart sẽ làm rối đồ thị khiến cho đồ thị bị khó đọc như 1/2, 1/4 hay 3/4.

Để đơn giản hơn, sau này các nhà phân tích kết hợp cả hai loại chart này lại vào trong một thể thống nhất mà ngày nay vẫn được dùng với cái tên Point and Figure Chart. Thay vì dùng số, dấu x, dấu chấm,… thì 2 ký tự được chúng ta sử dụng trong P&P đó là X và O.

P&P phản ánh sự cân bằng giữa người bán và người mua
Point and Figure Chart cho thấy mối liên hệ giữa CUNG (supply – được tạo ra bởi người bán) và CẦU (demand – được tạo ra bởi người mua) tại những mức giá khác nhau.

  • Khi cầu vượt cung (tức nhiều người mua hơn người bán), giá sẽ tăng và tạo ra ký tự X trên chart.
  • Khi cung vượt cầu (tức nhiều người bán hơn người mua), giá sẽ giảm và tạo ra những ký tự O trên chart.

Về cơ bản, mục tiêu của P&F chính là xác định những điểm có sự thay đổi giữa lực cung và lực cầu (nguyên nhân tạo ra những cú phá ngưỡng), vì những thay đổi này có thể dẫn đến những biến động giá lớn trong tương lai.

Hình minh họa phía dưới cho thấy một biểu đồ P&F:

point-and-figure-chart.jpg

  • Tại đường màu đỏ (mức giá $44), cung mạnh hơn cầu và giá bị đẩy lùi khi tiếp cận mức này.
  • Tại đường màu xanh (mức giá $41), cầu mạnh hơn cung và giá bị bật lên khi tiếp cận mức này.
  • Khi cung cầu bị mất cân bằng một sự phá ngưỡng sẽ xuất hiện vượt khỏi mức $44 hoặc xuyên thủng mức $41.

Point and Figure Chart – Những điều làm nên sự khác biệ
P&F là một loại biểu đồ khá đặc biệt không chỉ vì hình dạng “rất dị” của nó so với những loại biểu đồ thông thường mà còn bởi tính hiệu quả của nó. Chỉ với một chút nỗ lực tìm hiểu P&F, anh em có thể đọc được những thông tin mà các loại biểu đồ khác không thể cung cấp. Bên dưới là một số tính năng khác biệt của P&F:

  • Không có trục thời gian. Không giống như biểu đồ nến nhật hay line, P&F không hề có trục thời gian (trục hoành), chỉ có sự thay đổi của giá mới tạo ra thêm những điểm trên biểu đồ.
  • Quy tắc 3 ô đảo chiều. P&F không thay đổi hướng đi (từ X thành O hoặc ngược lại) trừ khi giá di chuyển được 3 ô (hay 3 đơn vị) theo chiều ngược lại. Do đặc điểm này mà sẽ không có cột nào có ít hơn 3 ký tự. Đây cũng là một điểm mạnh của P&F khi mà nó có thể “lọc” ra những biến động nhỏ và chỉ tập trung vào những reversal.
  • Thang đo semi log. Thang đo trên trục tung có thể là dạng semi log (dạng thông thường là tuyến tính – linear) cho phép người xem có thể quan sát và so sánh các mức giá khác nhau.
  • Tín hiệu rất rõ ràng. Điều làm cho P&F trở nên nổi tiếng đó chính là những tín hiệu mà nó đem lại rất rõ ràng, chúng rất dễ quan sát và nhận diện.
  • Kháng cự – hỗ trợ rất dễ được nhận diện. Bởi vì biểu đồ được thể hiện trên những ô đều nhau nên chúng rất đễ được xác định.
  • Mục tiêu và điểm dừng có thể dễ dàng tính toán cho mọi tín hiệu phá ngưỡng.

Cấu trúc biểu đồ P&F
Như đã đề cập, biểu đồ P&F không có trục hoành, chỉ có trục tung và các ký tự được đặt vào những ô vuông đều nhau. Và để hiểu được các biểu đồ P&F được xây dựng, chúng ta đi vào một ví dụ cụ thể.

Lấy ví dụ một cổ phiếu A, gần đây đã đạt được mức $50. Sau đó nó tiếp tục di chuyển một mạch lên mức $55 mà không hề có những cú pullback đáng kể nào. Lúc này, P&F sẽ được thể hiện như sau:

point-and-figure-chart (2).jpg

Tại mức giá $55, các nhà đầu tư bắt đầu chốt lãi và giá bị đẩy ngược về $2 xuống mức $53. Tuy nhiên, theo Quy tắc 3 ô đảo chiều, biến động (ngược chiều) cần đạt mức tối thiểu 3 đơn vị thì mức thay đổi mới được ghi nhận, do đó chuyển động giá này không xuất hiện trên P&F.

Tiếp sau đó, giá giảm thêm 1 đơn vị, về mức $52, khi này Quy tắc 3 ô đảo chiều được đáp ứng và chuyển động giá này được ghi nhận trên P&F như hình bên dưới:

point-and-figure-chart (3).jpg

Khi giá đã được ghi nhận là đã chuyển hướng, nếu giá tiếp tục di chuyển theo hướng đó thì nó sẽ được ghi nhận theo từng đơn vị. Ví dụ, giá tiếp tục giảm xuống mức $51, một ký tự O sẽ tiếp tục được thêm vào biểu đồ.

Giá sau đó tăng ngược lại về mức $53, tức là tăng 2 đơn vị, tuy nhiên chuyển động này không được ghi nhận trên biểu đồ do nó không đáp ứng được Quy tắc 3 ô đảo chiều.

point-and-figure-chart (4).jpg

Giá sau đó tiếp tục tăng thêm $1 lên mức $54, khi này Quy tắc được đáp ứng và chuyển động được ghi nhận như hình bên dưới.

point-and-figure-chart (5).jpg

Cuối cùng, giá bật tăng thêm $2 tiếp cận mức giá $56, khi này trên chart 2 ký tự X được thêm vào (vì sau khi đảo chiều được xác nhận, mỗi đơn vị chuyển động đều được ghi nhận). Trong trường hợp này, phá ngưỡng đã xảy ra, một tín hiệu bull xuất hiện khi mà mức giá $55 trong quá khứ đã bị phá vỡ.

point-and-figure-chart (6).jpg

Cách đọc P&F
Vì một số vấn đề mà việc sử dụng Point and Figure Chart trong giao dịch ngoại hối, tiền tệ không được phổ biến.

Trên một biểu đồ P&F (dạng long-term) ngoài 3 thành phần chủ yếu gồm: các ô, ký tự X và O, còn có số và chữ biểu thị cho thời gian. Cụ thể: từ 1 đến 9 biểu thị cho tháng 1 đến 9; A, B, C biểu thị cho tháng 10, 11, và 12.

Các ô biểu thị cho biên độ biến động tối thiểu, ví dụ, nếu định mức là 30 pip thì những biến động dưới 30 pip sẽ không được ghi nhận, bên cạnh đó chúng ta vẫn dùng quy tắc 3 ô đảo chiều.

Hình minh họa bên dưới là cặp EURUSD sử dụng khung thời gian H3 với box size là 30 pip, tức là những chuyển động lớn hơn 30 pip theo hướng hiện tại mới được ghi nhận, và những đợt đảo chiều chỉ được ghi nhận khi nó có độ lớn hơn 90 pip.

point-and-figure-chart (7).jpg

Nguồn Oanda​

Có thể với forex trader, crypto trader chúng ta nó còn khá mới mẻ nhưng đây là một công cụ được đánh giá rất cao. Trong giáo trình CMT, loại biểu đồ này được đề cập và chỉ xếp sau 3 dạng phổ biến nhất gồm line chart, bar chart, và biểu đồ nến. Nếu có câu hỏi, hoặc đóng góp ý kiến anh em hãy comment phía dưới nhé!

Happy trading!

Hàng ngàn trader đã và đang sử dụng PINK TRADING để tăng lợi nhuận từ trade coin mỗi ngày. Tìm hiểu ngay!
https://pinktrading.io/vi/

Nội dung bài viết, phân tích bao gồm ý kiến cá nhân của tác giả theo điều kiện của thị trường tại thời điểm phân tích. Các nhà đầu tư nên thực hiện nghiên cứu thị trường riêng của mình trước khi tham gia đầu tư. Luôn bám sát dòng chảy dữ liệu của thị trường để có quyết định an toàn và tối ưu. Là một nhà đầu tư bạn luôn hiểu và tự chịu trách nhiệm 100% việc ra quyết định của mình. Thành công là của bạn!

🤜🤛Các kênh thông tin Pink Blockchain:
✅ Website: https://pinkblockchain.com/
✅ Kênh Telegram 1 chiều: https://t.me/pinkblockchain
✅ Group Telegram Mining: https://t.me/joinchat/F5wOVQhK9E1fpFi…
✅ Youtube: https://www.youtube.com/c/PinkBlockchain
✅ Twitter: https://twitter.com/PinkBlockchain
✅ Steemit: https://steemit.com/@vnpinkblockchain

Link bài gốc: https://pinkblockchain.com/point-and-figure-chart-pf-bieu-do-caro-huyen-thoai-bi-lang-quen/

Coin Marketplace

STEEM 0.18
TRX 0.15
JST 0.029
BTC 63439.39
ETH 2545.40
USDT 1.00
SBD 2.66