Giải đáp các thắc mắc về chương trình kỹ sư đi Nhật
Đi Nhật theo diện kỹ sư nhận được sự quan tâm của đông đảo các bạn trẻ Việt Nam. Đã có rất nhiều bạn liên hệ với GrowUpWork về các đơn hàng kỹ sư, nên theo ngành nào, lương kỹ sư bao nhiêu, làm việc có áp lực quá không...và muôn vàn các câu hỏi khác. Trên thực tế, cũng đã có rất nhiều bài viết về chương trình kỹ sư đi Nhật nhưng dường như chưa đủ để đáp ứng hết các thắc mắc của người lao động. Sau khi tổng hợp lại những câu hỏi kinh điển mà người lao động quan tâm nhất về đơn hàng đi Nhật diện kỹ sư.
1. Lương kỹ sư đi Nhật là bao nhiêu?
Đa phần lao động Việt sang Nhật với mong muốn cải thiện thu nhập nên câu hỏi này được xem là câu hỏi hàng đầu mà các ứng viên quan tâm. Mức lương của các kỹ sư làm việc tại Nhật phụ thuộc vào 4 yếu tố chính: ngành nghề, công ty, trình độ tiếng Nhật và khu vực. Tuy nhiên, bạn yên tâm là lương kỹ sư so với các đơn hàng lao động phổ thông khác có sự chênh lệch hơn hẳn. Mức lương cơ bản của các kỹ sư đi Nhật sẽ dao động từ 18 - 30 man/tháng, chưa tính lương làm thêm giờ. Còn chính xác lương bao nhiêu thì phải phụ thuộc vào 4 yếu tố vừa nêu bên trên.
Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về cách tính thu nhập tại Nhật? Lương net như thế nào?
2. Chi phí đăng ký chương trình kỹ sư đi Nhật là bao nhiêu?
Chi phí của đơn hàng kỹ sư đi Nhật ứng với các ngành nghề khác nhau là khác nhau và sẽ có sự chênh lệch giữa các công ty XKLĐ. Nhưng nhìn chung, để tham gia chương trình kỹ sư đi Nhật, bạn sẽ phải bỏ ra các khoản phí: hỗ trợ học tiếng Nhật (nếu bạn chưa có tiếng Nhật), khám sức khỏe, đào tạo chuyên môn (nếu cần), hồ sơ, visa, vé máy bay, phí dịch vụ… Hiện nay có một số trung tâm đào tạo tiếng Nhật miễn phí nhưng phí dịch vụ sẽ cao hơn. Trong khi đó, mức phí mà các công ty XKLĐ đưa ra cho người lao động rơi vào khoảng từ 5000 - 7000$ tương đương từ 120 - 170 triệu đồng.
3. Kỹ sư và kỹ thuật viên có khác nhau không?
Trả lời: Không. Trên thực tế thì bản chất của kỹ sư và kỹ thuật viên đi Nhật là một, kỹ thuật viên là tên của chương trình, loại hình visa dành cho đối tượng kỹ sư. Hai hình thức này đều xin làm việc theo visa kỹ sư, do đó đều được hưởng những quyền lợi dành cho visa kỹ sư. Thông thường, cả kỹ thuật viên và kỹ sư đều yêu cầu phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng chính quy trở lên.
4. Tốt nghiệp cao đẳng có theo diện kỹ sư được không?
Bằng cấp trong chương trình kỹ sư đi Nhật rất quan trọng vì đây là hình thức lao động trí thức chứ không phải lao động phổ thông. Yêu cầu cụ thể như sau:
- Có bằng cao đẳng, đại học hệ chính quy trở lên.
- Chuyên ngành kỹ thuật, tự nhiên, phù hợp với công việc sẽ được tiếp nhận bên Nhật như: kỹ sư cơ khí, kỹ sư xây dựng, CNTT, thực phẩm, hóa học, may,....
Tóm lại, bằng cao đẳng đúng với chuyên ngành đơn hàng đăng kí là có thể tham gia. Bằng trung cấp, liên thông cao đẳng, đại học thì bạn sẽ không được đăng ký chương trình kỹ sư đi Nhật. Có bằng trung cấp hay cao đẳng nghề cũng KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN để đi Nhật diện kỹ sư.
5. Chi phí sinh hoạt hàng tháng tại Nhật là bao nhiêu?
Chi phí sinh hoạt hàng tháng tại Nhật phụ thuộc rất lớn vào khu vực, càng vào trung tâm thành phố lớn thì chi phí càng cao, tuy nhiên mức lương cũng cao theo. Các đầu khoản chi phí hàng tháng tại Nhật bao gồm: tiền nhà, tiền ăn, đi lại, tiền đóng thuế, bảo hiểm và các chi phí phát sinh hàng ngày khác. Sau khi khảo sát, các lao động Việt tại Nhật cho biết chi phí sinh hoạt hàng tháng sẽ hết khoảng 6 - 12 man/tháng. Cụ thể bao nhiêu sẽ do bạn có tiết kiệm hay không.
6. Thời hạn làm việc của kỹ sư là bao lâu?
Visa đi XKLĐ sẽ có thời gian từ 1 - 3 năm nhưng visa kỹ sư thì lại vô thời hạn, đây thực sự là một điểm cộng rất lớn với hình thức này. Thời hạn visa kỹ sư tùy thuộc vào năng lực, ý thích và công việc bạn đảm nhận. Visa kỹ sư có thể được công ty ký kết 5 năm 1 lần, 3 năm 1 lần hoặc 1 năm 1.
Có visa kỹ sư bạn nhận được rất nhiều quyền lợi như được tìm việc hoặc chuyển công ty khác, có cơ hội về thăm gia đình nếu muốn, được định cư và bảo lãnh người thân sang Nhật sinh sống.
7. Nên chọn ngành nghề kỹ sư nào?
Xem thêm: Top 5 việc làm Nhật Bản diện kỹ sư có "LƯƠNG KHỦNG" nhất 2019
Chương trình kỹ sư đi Nhật có rất nhiều ngành nghề cho bạn lựa chọn. Phải kể đến những ngành nghề phổ biến như:
- Kỹ sư cơ khí
- Kỹ sư điện, điện tử
- Kỹ sư hàn
- Kỹ sư xây dựng
- Kỹ sư công nghệ thông tin
- Kỹ sư ô tô
- Kỹ sư cơ khí chế tạo
- Kỹ sư chăn nuôi
- Kỹ sư nông nghiệp
- Kỹ sư công nghệ thực phẩm
- Kỹ sư cầu đường
Việc chọn ngành nào phụ thuộc khá lớn vào chuyên ngành hiện tại của bạn. Chúng tôi khuyên bạn là không nên cố gắng chọn đơn hàng trái chuyên ngành vì nó sẽ vất vả cho bạn trong quá trình làm việc.
Có thể bạn quan tâm: Những công việc tốt nhất tại Nhật mà ai cũng mơ ước
8. Không có tiếng Nhật có đi được không?
Về bản chất, nếu không có tiếng Nhật thì bạn không thể tham gia chương trình kỹ sư đi Nhật vì để đảm bảo việc sinh sống và làm việc của bạn tại Nhật được thuận lợi. Thường thì các công ty XKLĐ chia lao động làm 2 trường hợp là yêu cầu tiếng Nhật và không yêu cầu tiếng Nhật.
- Yêu cầu tiếng Nhật: Trước đó công ty Nhật sẽ ghi rõ yêu cầu trình độ tiếng là N4 hay N3, nếu bạn có rồi thì không cần tham gia lớp học tiếng, nếu chưa có thì phải tham gia để đáp ứng được yêu cầu này.
- Không yêu cầu tiếng Nhật: Có một số đơn hàng kỹ sư không yêu cầu phải có tiếng Nhật mà chỉ yêu cầu sau khi trúng tuyển phải học tiếng Nhật tới bài bao nhiêu thì xuất cảnh. Tức là bạn vẫn phải tham gia một lớp học tiếng trong quá trình chờ xuất cảnh.
9. Đi Nhật về nước sau bao lâu có thể đăng ký đi kỹ sư?
Theo như quy định và các điều khoản mà chính phủ Nhật Bản yêu cầu với người lao động đã về nước mà lại muốn đi đăng ký kỹ sư Nhật Bản thì sẽ phải chờ đợi trong khoảng thời gian ít nhất là 6 đến 8 tháng để đảm bảo tỷ lệ đỗ cao.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý lúc khai hồ sơ XKLĐ đợt 1, bạn đã kê khai đúng chuyên ngành kỹ sư lần này muốn tham gia chưa? Vì nếu bạn không khai thì sẽ có sự sai lệch trong hồ sơ và cục xuất nhập cảnh Nhật Bản sẽ không duyệt hồ sơ cho bạn. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thể đi sang Nhật diện kỹ sư nữa.
10. Đi XKLĐ về nước có thể đăng ký đi Nhật diện kỹ sư tiếp không?
Bạn vẫn có thể đi Nhật theo diện kỹ sư nếu trước đó đã từng đi XKLĐ về nước. Theo quy định của chính phủ Nhật, visa xin sau phải cao hơn visa xin trước. Vì vậy, nếu hồ sơ xin visa thực tập sinh trước đó có khai bằng cấp cao đẳng, đại học thì bạn có thể sang Nhật theo diện kỹ sư, kỹ thuật viên. Còn nếu chỉ khai bằng THPT hay THCS thì bạn sẽ không thể sang Nhật được nữa. Nếu đã từng đi Nhật theo diện kỹ sư, kỹ thuật viên thì bạn không thể quay lại Nhật theo diện này được nữa.
11. Đi kỹ sư có phải là đi XKLĐ?
Xin được trả lời rằng đi kỹ sư không phải là đi XKLĐ mà khi sang Nhật làm việc theo diện kỹ sư sẽ thuộc vào diện hợp đồng lao động cá nhân. Sự khác biệt lớn nhất và rõ phân biệt nhất giữa kỹ sư và XKLĐ đó chính là trình độ và nghiệp đoàn.
12. Học chuyên ngành không liên quan đến kỹ sư có đi được không?
Chương trình kỹ sư Nhật Bản dành cho các bạn đã tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật như cơ khí, xây dựng, điện, công nghệ thông tin... và một số ngành nghề liên quan khác. Vì vậy, nếu bạn học chuyên ngành kinh tế, kế toán sẽ không tham gia được diện này, bởi phía công ty Nhật Bản không tuyển dụng ngành này.