Cơ hội việc làm của Việt Nam trong "cơn khát" lao động tại Nhật Bản
Nhật Bản đã và đang tiếp tục triển khai nhiều thay đổi chính sách nhập cư nhằm thu hút thêm lao động nước ngoài đặc biệt là Việt Nam tới làm việc trong bối cảnh cơn khát lao động tại Nhật Bản ngày càng tăng do dân số Nhật già hóa nhanh và tỷ lệ kết hôn và sinh con của giới trẻ Nhật liên tục suy giảm.
Chính phủ Nhật thông qua Đạo luật nhập cư mới cho lao động nước ngoài tại Nhật
Nhật Bản quốc gia ít đa dạng sắc tộc nhất thế giới từ lâu luôn đề cao tính dân tộc và phản đối gay gắt với việc sử dụng lao động nước ngoài. Nhưng dưới nhu cầu duy trì sự tăng trưởng kinh tế và sức ép từ các doanh nghiệp đang phải đấu tranh với tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng nhất diễn ra torng nhiều năm nay, chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe cuối cùng cũng phải nới lỏng chính sách nhập cư khắt khe của nước này thông qua Chương trình thực tập sinh kỹ năng nước ngoài và nhiều chương trình khác nhằm hỗ trợ cung cấp cơ hội cho người lao động tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam sang làm việc, học tập những kỹ năng để họ có thể sử dụng khi trở về nước sau 5 năm làm việc tại Nhật Bản.
Xem thêm: Thực tập sinh kỹ năng là gì?
Cuối 2018, chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe cũng đã phê chuẩn dự luật cho phép chào đón hơn nửa triệu người lao động nước ngoài tới Nhật Bản cho đến năm 2025. Việc phê chuẩn dự luật này được xem là động thái chấm dứt truyền thống phản đối nhập cư số lượng lớn tại Nhật Bản trước đền giờ. Dự luật dự đã chính thức thông qua vào tháng 4 năm nay 2019. Tiêu biểu trong số đó là việc cho phép tiếp nhận nhiều ngành nghề hơn đối với người lao động nước ngoài và chính sách Visa đặc định mới của Nhật, cho phép các thực tập sinh kỹ năng được phép gia hạn hoặc quay trở lại Nhật làm việc với nhiều đãi ngộ và mức lương cao hơn.
Theo dự luật mới này các lao động có tay nghề nước ngoài đến Nhật Bản sẽ chia thành hai nhóm tùy theo trình độ:
Nhóm Visa đặc đinh 1: Là những lao động phổ thông có kỹ năng làm việc trong những ngành mà Nhật đang thiếu lao động được cấp phép tự cách lưu trú làm việc lên tới 5 năm.
Nhóm Visa đặc định 2: Là lao động sở hữu những kỹ năng cao hơn và có kinh nghiệm làm việc tốt thì có thể mang theo gia đình và gia hạn thị thực từ 8 năm đến vô thời hạn, thậm chí có thể nộp hồ sơ xin định cư vĩnh viễn.
Tất cả lao động thuộc cả hai nhóm này đều phải vượt qua kỳ thi tiếng Nhật và kỳ thi đánh giá năng lực đặc biệt của Nhật.
Trang cãi và phản đối:
Nhật Bản trước đây nổi tiếng là một quốc gia rất chặt chẽ trong vấn đề nhập cư. Từ lâu, nhập cư bị xem như một vấn đề “cấm kỵ” ở Nhật Bản, bởi người Nhật đề cao tính thuần nhất dân tộc. Những chính sách mở cửa cho lao động nước ngoài mà chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe đưa ra vì thế không tránh khỏi nhiều tranh cãi và phản đối.
Chú ý: Hai diện trên không cao gồm diện lao động trình độ cao cấp như Visa kỹ sư hoặc kỹ thuật viên.
Đảng đối lập và những người bảo thủ luôn phản đối chính sách nhập khẩu lao động và chỉ trích mạnh mẽ rằng nó còn nhiều bất công cũng như tạo kẽ hở cho các công ty lợi dụng chương trình này để thuê nhân công giá rẻ, thậm chí nhiều người không trả lương xứng đáng hoặc buộc các thực tập sinh phải làm việc trong thời gian kéo dài. Thêm vào đó việc cho phép ồ ạt lao động nước ngoài có thể dẫn đến tình trạng mất an toàn lao động và an ninh, gây sức ép lên các dịch vụ phúc lợi và dẫn tới tỷ lệ tội phạm cao hơn.
Bất chấp điều đó, chương trình này đã thu hút được hơn 260.000 lao động nước ngoài trong năm 2017. Dù vậy nhưng vẫn không có đủ nhân lực có trình độ, sở hữu những kỹ năng cụ thể để đáp ứng cơn khát lao động tại Nhật Bản.
Theo các số liệu công bố chính thức năm 2017, Nhật Bản có 1,28 triệu lao động nước ngoài trong tổng số 66 triệu người lao động toàn quốc, con số gấp đôi năm 2012. Tuy nhiên, nhiều người trong số này là vẫn đang các sinh viên đại học hoặc các thực tập sinh kỹ thuật đi làm thêm ngoài giờ, những người không được phép ở lại vô thời hạn và hạn chế số giờ làm việc mỗi tuần. Tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật Bản giảm xuống mức cực thấp và cứ khoảng 163 vị trí tuyển dụng thì chỉ có khoảng 100 người ứng tuyển để họ lựa chọn. Đây là tỷ lệ thiếu lao động, thừa việc làm cao nhất trong hơn 40 năm tại quốc gia Đông Bắc Á này.
Tốc độ già hóa dân số và giảm sinh con của giới trẻ Nhật Bản làm gia tăng gánh nặng lao động lên độ tuổi
Như vậy, chúng ta có thể thấy rõ các cơ hội việc làm tốt dành cho lao động Việt Nam trong "cơn khát" lao động tại Nhật Bản. Ngoài nhu cầu thực tế thì với mối qua hệ lịch sử tốt đẹp hơn 45 năm giữa Việt nam và Nhật Bản cũng như các yếu tố con người, vị trí địa lý và tình hình quốc tế cũng làm gia tăng thuận lợi hơn cho Việt Nam trong cuộc đua này. Tuy cũng còn có một số tình huống xấu xảy ra như, làm hồ sơ giả, làm việc chui hoặc trộm cắp vặt xảy ra nhưng nhìn chung Lao động Việt Nam được phía Nhật đánh giá cao về tính sáng tạo, chịu khó học hỏi và chăm chỉ làm việc. Đây là nhưng tin tốt lành và tiền đề thuận lợi cho các lao động từ nay về sau. Khi sang Nhật làm việc các bạn chú ý tuân thủ pháp luật, học hỏi và chấp hành tốt các quy định của công ty, nhà máy để tránh bị ảnh hưởng đến bản thân cũng như hình ảnh chung của người Việt Nam nhé.
Hàng nghàn cơ hội việc làm tại Nhật
Nếu bạn đang quan tâm tìm hiểu và tìm kiếm cơ hội việc làm tại Nhật cho bản thân mình hoặc người thân. Xin đừng ngày liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn tận tình hoàn toàn MIỄN PHÍ với hàng nghìn cơ hội sang Nhật làm việc chưa từng dễ dàng đến thế tại https://growupwork.com. Hãy sớm định hướng sự nghiệp và tương lai của mình để có hướng đi tốt nhất nhé!
Xem thêm: 10 lý do tại sao nhiều người chọn đi Nhật theo diện kỹ sư 2019
Chúc các bạn thành công!
Nguồn lao động nước ngoài, đặc biệt là tầng lớp thanh niên trẻ và có tay nghề trình độ đang thực sự giảm đà suy giảm kinh tế của Nhật Bản thậm trí là “đảo ngược” . Sự thay đổi này được cho là đến từ các chính sách mở cửa cho lao động nước ngoài do chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe khởi xướng từ năm 2012. Đến năm 2017, số lượng lao động nước ngoài từ 0,7 triệu đã tăng vọt lên tới 1,3 triệu, chủ yếu thông qua các chương trình thực tập sinh kỹ năng.
Cũng trong năm 2017, Thủ tướng Shinzo Abe đã đưa ra chương trình “thẻ xanh Nhật Bản”, cấp quyền định cư lâu dài cho người lao động nước ngoài có tay nghề cao trong vòng 1 năm. Chương trình đã thu hút nhiều kỹ sư công nghệ thông tin, nhà đầu tư và doanh nhân từ khắp nơi trên thế giới, góp phần giúp Nhật Bản giữ vững ngôi vị là một trong những trung tâm toàn cầu về tài chính và công nghệ.
Công nhân đến từ Myanmar làm việc tại một nhà máy tại Osaka (Nhật Bản).
(Nguồn: Nikkei)
Những lao động trẻ có khát vọng và chăm chỉ từ khắp châu Á đặc biệt là Đông Nam Á như Việt Nam, Malysia, Myanma... đến Nhật Bản sẽ tạo nên “nguồn sống mới” cho rất nhiều ngành đang lâm vào tình cảnh khát nhân lực tại Nhật Bản, điển hình là nông nghiệp và xây dựng.
Không chỉ góp phần duy trì và phát triển các ngành công nghiệp của Nhật Bản mà nó còn khuyến khích nhiều doanh nghiệp nước này nhìn xa hơn, trong khi thị trường nội địa đang dần bị thu hẹp.