TƯ DUY MARKETING:KHÁI NIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH và những LẦM tưởng về nó - Nguyễn Công Trình viết

in #gmail6 years ago

Đầu tiên ta sẽ tìm hiểu thế nào là Marketing, thuật ngữ marketing được Phillip Kotlet đưa ra là: Marketing là hoạt động của con người hướng vào việc đáp ứng nhu cầu #và ước muốn của người tiêu dùng thông qua quá trình trao đổi.
Trong kinh doanh hiện đại, marketing đóng một #vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp:
Tạo ra khách hàng thông qua chủ động đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Thiết lập và giữ các mối quan hệ với #khách hàng
Hỗ trợ chủ doanh nghiệp trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh, định hướng cho sản phẩm và dịch vụ
Thứ hai là tư duy, được hiểu là #quá trình nhận thức lý tính thông qua việc tiếp nhận thông tin, kiến thức. Con người tiếp nhận những kiến thức từ bên ngoài về một sự vật, hiện tượng khách quan qua đó hình thành nền tản biện luận để đưa ra kết luận về một vấn đề cụ thể.

Từ hai khái niệm trên chúng ta có thể hiểu rằng tư duy marketing là việc bạn bắt nguồn từ những hiểu biết về doanh nghiệp/ sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp, những đặc thù về thương hiệu từ đó thiết kế một thông điệp thống nhất và phù hợp để tạo ra nhận thức và khơi gợi nhu cầu từ khách hàng.

Tư duy marketing đối với doanh nghiệp:

Một tư duy về marketing luôn hướng đến ý tưởng: mỗi cá nhân và hoạt động trong một công ty hay tổ chức luôn phải tập trung vào câu hỏi sau: Tôi sẽ xây dựng nhận thức của khách hàng triển vọng và hiện tại thông qua hoạt động marketing như thế nào? Mặc dù tất #cả các nhân viên, trong đó có chủ doanh nghiệp, đều hiểu rõ công việc của họ, nhưng không phải tất cả đều có thể tập trung hay thậm chí trả lời câu hỏi về tư duy của mình, đặc biệt là về tư duy marketing. Nếu muốn thu được nhiều lợi nhuận, thì bất kỳ thành viên nào trong tổ chức của bạn cũng cần luôn tư duy như một người làm marketing. Tư duy bắt đầu từ bạn. Điều hành một doanh nghiệp không đơn thuần chỉ là sản xuất sản phẩm hay cung cấp các dịch vụ và #tiết_kiệm chi phí. Trong kinh doanh hiện đại, bạn sẽ không thể bán một sản phẩm hay dịch vụ nếu không ai biết đến chúng. Nếu doanh nghiệp không làm marketing thì không khác gì việc bạn đứng trong bóng tối và nháy mắt với một người đẹp. Trong kinh doanh ngày nay, bạn luôn phải suy nghĩ như một chuyên gia marketing để đảm #bảo tình trạng đó không bao giờ xảy ra. Có thể khẳng định rằng tư duy marketing tổng thể chính là yếu tố sống còn đối với một chiến dịch marketing nói riêng và sự thành công của một doanh nghiệp nói chung.

Tư duy marketing không chỉ đơn thuần là nghĩ về brochure, biểu tượng, thông điệp hay #bao_bì. Nó là cách suy nghĩ của bạn về việc phối hợp ăn ý các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu marketing. Nó cũng #liên quan đến vấn đề gắn kết tất cả các hoạt động với sứ mệnh của công ty hay tổ chức. Các hoạt động này gồm có #hiểu biết thị trường mục tiêu; khuyến khích khách hàng mua sản phẩm (mục tiêu cuối cùng); tìm hiểu lý do tại sao họ chọn sản phẩm?; đánh giá kế hoạch và thực hiện những hoạt động liên quan đến phát triển quan hệ với khách hàng hiện tại và khách hàng triển vọng.

Giải pháp hình thành #Tư duy Marketing

Liệu tư duy có sẵn trong chúng ta ngay từ khi sinh ra không? Câu trả lời là không. Tư duy phản ánh niềm tin và quan điểm. Nó là một thói quen hình thành thông qua quá trình rèn luyện. Do đó, chúng ta buộc phải học hỏi và phát triển tư duy. Điều này cũng đúng #đối với tư duy marketing.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng muốn thành công trong kinh doanh bạn buộc phải hội đủ 3 yếu tố, đó là: kiến thức về marketing, kỹ năng thực hiện và thái độ làm việc chuyên nghiệp.

Những kỹ năng cần có thể là một chuyên gia về Digital Marketing
Hình thành được cho bản thân 1 tư duy marketing riêng thông qua quá trình học tập kiến thức
Thành tạo việc lập website
Hiểu được Quảng cáo là gì và cách thực hiện một quảng cáo sáng tạo
SEO, phân tích từ khóa #SEO và lập kế hoạch SEO tổng thể
#Mobile_marketing
Email marketing
Social marketing và #viralmarketing
nguyen trinh.jpg
Phương pháp để hình thành và duy trì tư duy Marketing

  • Thường xuyên nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn, report về marketing và các công cụ marketing để bắt kịp xu hướng chuyển đổi rất nhanh của ngành.
  • Tiếp tục gặp gỡ mọi người để xây dựng mạng lưới và các mối quan hệ.
  • Theo dõi, cập nhật #thông_tin về những người bạn gặp gỡ.
  • Liên tục xem xét, kiểm định và đánh giá hoạt động marketing, bao gồm mọi đầu mối liên lạc và tính chất đặc thù của công việc kinh doanh.
  • Lập kế hoạch và sử dụng kế hoạch như một tài liệu hướng dẫn hoạt động sinh động, thực tế.

-==Những LẦM tưởng về marketing ===
+Lầm tưởng 01: Marketing là quảng cáo, PR, tiếp thị, v...v…
Giống như “Con voi là cái tai, cái vòi, cái đuôi và... n cái khác” – cực kỳ phiến diện và khiến mọi người nhầm lẫn hoàn toàn giữa các khái niệm. Bản thân từ “Marketing” không thể dịch chính xác sang tiếng Việt, thế là có đến “5 người, 10 ý” về từ này, nghề này hay người làm nghề này.
Marketing là quảng cáo, #PR, tiếp thị,...???
Marketing ngắn gọn là đáp ứng nhu cầu khách hàng và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cái khác biệt lớn nhất giữa Marketing và các đối tượng còn lại là tư duy:
Tư duy của người làm PR: làm thế nào để người khác (báo chí, khách hàng) chủ động nói tốt về mình.
Tư duy của người làm Sales: làm thế nào để người khác mua hàng của mình, càng nhiều càng tốt, miễn đẩy được hàng đi, thu được tiền về thì mọi #phương_tiện (khuyến mãi, giảm giá, trò chơi v..v...) đều là hợp lý.
Tư duy của người làm Branding: làm thế nào để hình ảnh công ty in thật đậm vào tâm trí người dùng nhất có thể, tiêu tiền bao nhiêu cũng là hợp lý, nhưng thu tiền về thì không nặng nề như Sales.
Tư duy của Marketing: là thống nhất và kết hợp, điều chỉnh hài hoà tất cả các #tưduy trên. Marketing đặt mục tiêu thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng để đem về lợi nhuận, thị phần, thương hiệu. Tư duy của Marketing hướng đến người tiêu dùng để nhận về lợi nhuận.

Lầm tưởng 01: Chỉ doanh nghiệp lớn mới cần làm Marketing, bởi vì nó rất #tốn kém

Có một sự thật đáng buồn là phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có phòng Marketing trong công ty. Họ cho rằng bộ phận Marketing chỉ cần thiết với những doanh nghiệp lớn, tập đoàn lớn, còn vừa và nhỏ thì cứ có phòng kinh doanh (sales) là đủ rồi
Chỉ doanh nghiệp lớn mới cần làm Marketing?
Đây là 1 quan niệm sai lầm và nguy hiểm. Marketing sẽ quyết định doanh nghiệp bán cái gì, bán cho ai, bán như thế nào. Vậy nếu không có bộ phận Marketing hoặc không ai có tư duy Marketing trong công ty, việc này sẽ được quyết định ra sao? Hay doanh nghiệp thích sản xuất cái gì thì sản xuất cái đấy, giỏi làm cái gì thì làm cái đấy, còn bán hàng như thế nào là việc của #Sales? Về lâu dài chưa biết sản phẩm sẽ đi về đâu chứ chưa nói đến “thương hiệu”?!
Nếu nói rằng làm #Marketing rất tốn kém, doanh nghiệp không đủ lớn không thể làm được ư? Điều này chưa chính xác bởi làm Marketing là cả 1 quá trình, với rất nhiều yếu tố để đạt được mục tiêu chứ không chỉ đốt tiền chạy quảng cáo. Với nền tảng tư duy Marketing vững chắc, bạn thậm chí có cách thoả #mãn nhu cầu khách hàng với chi phí tối thiểu!
Lầm tưởng 03: Phải thật sáng tạo!!!
Vì sao em thích làm Marketing?
Vì em rất thích được sáng tạo!
Hoặc:
Anh thấy tư duy em ổn lắm, kỹ năng cũng được nè. Sao không làm Marketing?
Thôi thôi. Em không có #nghệ sĩ, không có sáng tạo làm Marketing sao nổi.
Sai! Sai! Ngàn lần sai! Sáng tạo dĩ nhiên là tốt, nhưng với nghề này nó không phải là yếu tố quyết định!
trinh giao su.jpg
Marketing là “sáng tạo” dựa trên thực tế thị trường. Tức là bạn sẽ phải dành phần lớn thời gian nghiên cứu tất cả mọi thứ (thị trường, đối thủ, khách hàng,...) rồi từ đó quyết định xem nên #bán cái gì, bán cho ai, bán như thế nào, kế hoạch ra sao cho phù hợp nhất. Marketing yêu cầu một cái đầu biết tư duy đúng và chuẩn hay còn gọi là tư duy khoa học. Nếu chỉ ăn bằng vốn #sáng_tạo đơn thuần, thì bạn nên theo ngành quảng cáo thay vì Marketing.
Chúng tôi cũng #lưu ý bạn, muốn sáng tạo trong Marketing, thì vẫn phải hiểu về insights và behaviour của khách hàng bạn nhé.
Nếu chỉ ăn bằng vốn sáng tạo đơn thuần, bạn nên theo ngành Quảng cáo thay vì Marketing

Coin Marketplace

STEEM 0.19
TRX 0.15
JST 0.029
BTC 63131.59
ETH 2586.04
USDT 1.00
SBD 2.78