Chính xác thì vấn đề mở rộng quy mô Blockchain là gì?

chinh-xac-thi-van-de-mo-rong-quy-mo-blockchain-la-gi.jpg
Tiền mã hóa và blockchain đang ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người biết đến, nhưng có thể công nghệ này sẽ không thể theo kịp nhu cầu của cộng đồng.

Các tên tuổi lớn nhất trong lĩnh vực này: Bitcoin và Ethereum, sử dụng các khối để xử lý giao dịch. Tuy nhiên, trong những ngày đầu, kích thước của các khối này bị hạn chế – trong trường hợp của Bitcoin, kích thước của mỗi khối chỉ có thể đạt được đến mức tối đa là 1MB.

Mặc dù cơ chế này được thiết kế để đảm bảo an toàn cho Bitcoin, nhưng nó sẽ không còn đủ khi càng có nhiều người dùng tham gia vào hệ sinh thái mỗi ngày. Mỗi khối chỉ có thể chứa tối đa 1GB dữ liệu giao dịch, nhưng lại có rất nhiều khoản thanh toán cần phải được xử lý cùng một lúc.

Bitcoin có thể xử lý nhiều nhất là 3-4 giao dịch/ giây. Nhưng nếu crypto muốn trở thành một thị trường lớn mạnh hơn nữa, nó sẽ cần phải xử lý hàng trăm ngàn giao dịch mỗi giây để đảm bảo nền kinh tế tiền mã hóa có thể tiếp tục phát triển.

Điều đáng buồn là Ethereum cũng có vấn đề tương tự. Mạng lưới có dung lượng xử lý tối đa 15 giao dịch/ giây và nếu tình trạng vẫn tiếp diễn, cơ sở hạ tầng của mạng lưới này sẽ không thể đáp ứng kịp nhu cầu ngày càng tăng của người dùng.

Vậy… tại sao tăng dung lượng vẫn không giải quyết được vấn đề?
Điều này không đơn giản như việc phát hành bản cập nhật trong vòng một đêm.

Mặc dù hầu hết mọi người trong thế giới tiền mã hóa đều đồng ý rằng các khuôn khổ và khả năng mở rộng cần phải được giải quyết nếu ngành công nghiệp muốn vượt mặt các tổ chức tài chính tiền pháp định, nhưng quá trình đưa ra các giải pháp cũng cần rất nhiều thời gian và nỗ lực.

Điều này một phần cũng là do bất kỳ đề xuất nào phải có sự hỗ trợ của các thợ đào coin, nhà phát triển, doanh nghiệp và các bên liên quan khác trước khi nó có thể được thực thi. Quy trình này có thể mất hàng tháng và thậm chí kết thúc trong dang dở vì không nhận được sự đồng thuận.

chinh-xac-thi-van-de-mo-rong-quy-mo-blockchain-la-gi (2).jpg
Một ví dụ tốt hơn về Bitcoin, một cộng đồng đã có các cuộc thảo luận tích cực để thay đổi kích thước khối của nó trong những năm qua. Vấn đề là: Trong khi một số ý kiến đề nghị tăng gấp đôi kích thước khối lên đến 2MB, những người khác lại có ý tưởng táo bạo hơn là tăng lên đến 8MB hoặc thậm chí là 32MB, nhưng vẫn không có đề xuất nào đạt được đủ sự đồng thuận để đưa vào thực thi.

Vào tháng 5 năm 2018, Bitcoin Cash (BCH) đã kích hoạt thành công bản nâng cấp và tăng 4x kích thước khối hiện tại lên 32MB. Hy vọng sự gia tăng này sẽ cho phép nó phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng tốt hơn và mở đường cho các tính năng mới phát triển. Tuy nhiên, các nhà phê bình đã lập luận rằng những thay đổi như vậy làm cho các node hoạt động kém hiệu quả hơn, và về lâu về dài có thể khiến tính năng phân quyền trên mạng lưới sẽ bị giảm sút. Những người ủng hộ BCH lại phản biện rằng chính kích thước khối ‘khủng’ của nó là một trong những lý do khiến nó vượt trội so với Bitcoin.

Có giải pháp nào khác không?
Một số ý tưởng đã được đưa ra để giúp các Bitcoin và Ethereum mở rộng quy mô.

Ví dụ, Lightning Network là một lớp thứ cấp hoạt động trong blockchain. Về lý thuyết, nó có thể xử lý một số lượng giao dịch không giới hạn – các khoản thanh toán không được công khai trong blockchain. Số dư cuối cùng chỉ được thêm vào sổ cái kế toán khi mọi giao dịch đã được hoàn tất. Mặc dù người ta hy vọng Lighting Network sẽ giải quyết các vấn đề mở rộng của Bitcoin, nhưng nó cũng có những nhược điểm, chủ yếu liên quan đến vấn đề an ninh.

chinh-xac-thi-van-de-mo-rong-quy-mo-blockchain-la-gi (3).jpg

Vitalik Buterin, nhà đồng sáng lập Ethereum, cũng đã đưa ra các giải pháp mở rộng blockchain. Ý tưởng đó được gọi là Plasma Cash, cho phép mọi người dùng chỉ tập trung vào các khối chứa các coin mà họ quan tâm, giúp tối ưu hóa dữ liệu. Theo Buterin, giải pháp này cũng có thể ngăn chặn các giao dịch gian lận và giúp các nhà đầu tư tiền mã hóa không bị mất tiền khi bị hacker tấn công.

Liệu mở rộng quy mô off-chain có gây ra bất kỳ tranh cãi nào không?
Các ứng dụng phân quyền không cần phải hoàn toàn chạy trên một blockchain, có nghĩa là quá trình của chúng có thể được xử lý “off-chain” (ngoại chuỗi).

Điều này cũng giống như sử dụng các ứng dụng trên PC hoặc điện thoại thông minh. Mặc dù các phần mềm này sẽ phải dựa vào kết nối internet, nhưng sẽ có các tác vụ nhất định được hoàn thành offline – giúp máy chủ của công ty không bị quá tải vì lưu lượng truy cập quá nhiều.

Các giải pháp mở rộng off-chain sẽ đảm bảo các giao dịch nhất định được hoàn thành mà không có thợ đào coin, chỉ cho phép các thông tin cần thiết được đồng bộ hóa. Các cải tiến và nâng cấp cũng có thể được thoả thuận và thực thi và tránh được gian lận vì giao dịch cần phải nhận được sự chấp thuận từ mọi bên liên quan trong cộng đồng. Đồng thời, các tính năng mới có thể được phân phối mà không khiến blockchain bị gián đoạn.

Tất nhiên, biện pháp này cũng có những nhược điểm. Các giao dịch off-chain sẽ khó xác minh hơn. Người dùng cũng có thể bị vỡ mộng nếu họ không được thông báo trước khi có bản cập nhật mới.

Thật vậy, một số người cho rằng tương lai của tiền mã hóa có thể hoàn toàn không có blockchain. Các nền tảng như Byteball và IOTA không sử dụng bất kỳ một khối nào. Thay vào đó, các giao dịch mới có trách nhiệm xác nhận các khoản thanh toán trước đó. Những người ủng hộ tin rằng đây có thể là biện pháp để giải quyết các vấn đề về tốc độ, bảo mật, khả năng mở rộng, quyền riêng tư và tính bền vững mà hiện các loại tiền mã hóa sử dụng blockchain đang phải đối mặt.

chinh-xac-thi-van-de-mo-rong-quy-mo-blockchain-la-gi (4).jpg

Điều gì sẽ xảy ra nếu không có gì thay đổi?
Nếu không dứt khoát giải quyết các vấn đề mở rộng quy mô blockchain, nó có thể thể sẽ bị phân nhánh rộng rãi.

Nếu không nhanh chóng hành động, có thể các giao dịch sẽ mất nhiều thời gian hơn để xử lý. Trong một nền kinh tế kỹ thuật số khi các khoản thanh toán tiền pháp định đang được gửi và nhận ngay lập tức, nền tảng blockchain cần phải làm được như vậy nếu chúng muốn được coi là một giải pháp khả thi. Nếu không, có nguy cơ là ngay cả những người thật sự đam mê và hăng hái với tiền mã hóa nhất cũng sẽ từ bỏ công nghệ này.

Số lượng người dùng tăng vọt đang nhìn thấy giá của các loại tiền mã hóa sụt giảm mạnh, trong khi một tổn thất nhỏ bị mất cũng đã làm hao hụt hàng ngàn đô la.

Cũng có thể là do các hệ thống đang cho thấy sự tập quyền, tất cả những khiếm khuyết đó sẽ khiến tương lai của tiền mã hóa trở nên ảm đạm. Từ đó giết chết bao nhiêu nền tảng tuyệt vời từ trong trứng nước.

Nội dung bài viết, phân tích bao gồm ý kiến cá nhân của tác giả theo điều kiện của thị trường tại thời điểm phân tích. Các nhà đầu tư nên thực hiện nghiên cứu thị trường riêng của mình trước khi tham gia đầu tư. Luôn bám sát dòng chảy dữ liệu của thị trường để có quyết định an toàn và tối ưu. Là một nhà đầu tư bạn luôn hiểu và tự chịu trách nhiệm 100% việc ra quyết định của mình. Thành công là của bạn!

🤜🤛Các kênh thông tin Pink Blockchain:
✅ Website: https://pinkblockchain.com/
✅ Kênh Telegram 1 chiều: https://t.me/pinkblockchain
✅ Group Telegram Mining: https://t.me/joinchat/F5wOVQhK9E1fpFi…
✅ Youtube: https://www.youtube.com/c/PinkBlockchain
✅ Twitter: https://twitter.com/PinkBlockchain
✅ Steemit: https://steemit.com/@vnpinkblockchain

Link bài gốc: https://pinkblockchain.com/chinh-xac-thi-van-de-mo-rong-quy-mo-blockchain-la-gi/

Sort:  

If you follow me, I will also follow you in return!

Coins mentioned in post:

CoinPrice (USD)📈 24h📈 7d
BCHBitcoin Cash445.392$1.88%-7.56%
BTCBitcoin6494.870$0.14%2.57%
ETHEthereum217.106$0.48%9.54%
MIOTAIOTA0.570$0.66%-1.36%

Coin Marketplace

STEEM 0.29
TRX 0.27
JST 0.044
BTC 101737.75
ETH 3684.84
SBD 2.55