Máy in mã vạch và công dụng chính của chúng

in #barcodeprinters5 years ago (edited)

Nói về các loại máy in mã vạch thì hầu như rất nhiều người còn bỡ ngỡ. Vì thật ra họ quen với các loại máy quét hơn là máy dùng để in mã vạch. Vậy thì loại máy này là loại máy như thế nào? Cấu tạo của một chiếc máy in ra sao? Và chúng có những hỗ trợ gì cho ngành kinh tế? Bài này sẽ nói sơ qua về những công dụng đó của chúng. Mình cũng sẽ nói qua một chút về một số loại máy in mã thông dụng luôn nhé!

Định nghĩa sơ về máy in mã vạch, công dụng và một số ví dụ

1. Máy in mã vạch là gì?

Nếu nói về định nghĩa của một máy in mã vạch (Barcode Printer) thì cũng không quá khó hiểu. Đơn giản nhất đó là những chiếc máy dùng để in mã vạch ra. Những mã vạch này có thể in ra giấy rồi dán lên thùng sản phẩm. Hoặc trực tiếp hơn đó là bạn in trực tiếp mã vạch lên bề mặt thùng chứa sản phẩm. Các loại máy tầm trung hoặc thấp thì khả năng in trực tiếp lên bề mặt là khá hiếm. Các loại máy cao cấp thì có sẵn khả năng này.

2. Có những loại máy in mã vạch nào?

Chủ yếu vì nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chia thành nhiều loại máy in khác nhau. Tuy nhiên nếu bạn để ý kĩ thì chúng sẽ có 2 loại chính.

  • Máy in dạng để bàn: Đây là loại máy bạn thấy hầu hết tại các điểm mua bán lẻ. Thường những máy in hóa đơn cũng đi kèm với loại máy in mã vạch này.
  • Máy in mã dạng cầm tay: Hay còn gọi là loại máy in di động. Máy in này có thiết kế nhỏ gọn phù hợp với nhu cầu di động. Máy có thể tích hợp USB hay không dây dễ dàng. Nếu có sự thay đổi về hệ thống thì loại máy này cũng có thể đáp ứng khá tốt. Nhược điểm nhỏ là chất lượng in không bằng máy để bàn hoặc máy công nghiệp.
  • Máy in mã vạch công nghiệp: Là những dạng máy khổ lớn dùng để in mã vạch lên các bao bì hay các bề mặt lớn hơn. Đây là loại máy có chất lượng tốt nhất, dẫn đến giá thành cũng là cao nhất.

3. Công dụng chính của máy in mã vạch

Máy để in mã vạch được sản xuất chủ yếu là dành để lưu trữ thông tin sản phẩm. Các mặt hàng công nghiệp hay hàng xuất khẩu cũng cần mã vạch. Mỗi mã in đều có thể cho người đọc thông tin về sản phẩm đó. Máy in mã sẽ lấy thông tin từ hệ thống chuyển thành mã. Sau đó là in lên bề mặt hoặc in giấy để dán lên bao hàng.

Nếu đi sâu hơn nữa thì máy in mã vạch, dù là cầm tay hay để bàn cũng có gián tiếp hỗ trợ quản lý. Dựa vào mã vạch bạn có thể biết được những hàng hóa nào là chung một lô. Nếu thiết một sản phẩm sẽ bị mất một mã. Dựa vào đó có thể quản lý sản phẩm tồn kho hay trên kệ dễ dàng hơn rất nhiều.

4. Ví dụ về một số may in ma vach thông dụng

Có khá nhiều loại thiết bị dùng để in mã vạch trên thị trường. Tuy nhiên trong vô số các loại máy in đó, có những chiếc máy được sử dụng thông dụng hơn nhiều. Dưới đây là danh sách những thiết bị in ma vach đó.

4.1. TSC TTP - 244 Pro

Máy in mã vạch hải quan TTP-244 Pro là dòng máy để bàn được nhiều công ty và cửa hàng sử dụng. Máy cho chất lượng in tốt nhưng giá thành sở hữu lại không hề cao. Máy có ruy băng dài 300m khiến việc sử dụng và thay mới được kéo dài hơn.  Tốc độ in 5 inch/giây đánh bại khá nhiều đối thủ trong phân khúc. Dung lượng bộ nhớ flash 4MB cũng vào hàng "khủng" trong dòng này.

máy in mã vạch TSC TTP-244 Pro

Máy được thiết kế 2 động cơ cho năng suất in ấn và chất lượng cao nhất có thể. Với giá trị cao nhưng giá thành lại như hạt gạo, TTP-244 Pro là lựa chọn chuyện dụng khá rõ ràng.

4.2. Godex G530

G530 là một dòng máy in nhiệt của hãng Godex rất được ưa chuộng. Sự quen thuộc và tính dễ sử dụng của Godex là yếu tố làm khách hàng yêu thích. Cũng như TSC 244-Pro, máy cũng có bộ nhớ 4MB có thể lên gấp đôi. Tốc độ in của máy vào khoảng 105mm/giây cho tốc độ in trung bình. Nhưng bù lại là chất lượng in của máy tốt và rất dễ nhìn - dpi lên đến 300. Hỗ trợ cho việc lưu trữ và giải mã vạch sau này.

Giá của máy vào khoảng gần $250. Giá thành khá cao nhưng sự hiệu quả và năng suất thì luôn được bảo đảm.

4.3. Zebra ZQ600 Series

Zebra là một trong những hãng đi đầu về công nghệ in mã vạch hay quét mã vạch. Nên thiếu một thiết bị của hãng trên thị trường hay trong bài này là thiếu sót. Zebra là loại máy in mã vạch cầm tay được sử dụng rộng rãi trong việc quản lý kho hay cửa hàng lớn. Tốc độ in của máy lên đến 4.5 in/115mm trên giây.

Cân nặng của máy tối đa là 0.73kg (nếu bạn lấy mẫu ZQ620). Chất lượng in khá dễ nhìn và hỗ trợ in các loại mã như UPC, EAN hay cả QR nữa. Pin của máy là trên 3000mAh. Cho bạn sử dụng máy trọn vẹn 1 ngày không bị gán đoạn. Sạc trong vòng 3 tiếng là đã đầy pin cho ngày hôm sau.

ZQ600 Series cũng có phiên bản dành cho y tế. Phiên bản này ít lỗi hơn và cho kết quả in mã vạch chất lượng tốt hơn.

4.4. Xprinter XP 350B

Tiếp tục là một sản phẩm in mã vạch đến từ Trung Quốc. Xprinter tính ra mà nói là hãng có doanh số bán rất chạy tại Việt Nam. Một trong những lý do chính là vì giá thành của nó cũng khá là rẻ. Đại diện XP 350B này cũng chỉ có giá trên 1,500,000 một chút. Máy có tốc độ in hơn 600 tấm/giây. Độ phân giải dpi của mỗi giấy in ra là 203.

Xprinter XP 350B cũng hỗ trợ 2 chức năng là in mã vạch và máy in hóa đơn. Mã vạch mà máy hỗ trợ in tối đa là 80mm. Đây là loại máy in cảm nhiệt, nên giấy kèm theo cũng nên là loại giấy cảm nhiệt. XP 350B là loại máy mang đến hiệu suất tốt với chi phí rẻ.

4.5. Máy in mã vạch Ring 8012 PMH+

Sản phẩm này thuộc loại máy in mã vạch công nghiệp. Máy có độ rộng lên đến 8.6 inch cho bạn một không gian in mã lớn. Máy Ring 8012 PMH+ này hỗ trợ tất cả các loại tem nhãn và mã vạch. Bạn không cần phải mua nhiều loại máy cho nhiều loại mã khác nhau. Chất lượng hình ảnh mã vạch lên đến 300 dpi, dễ dàng hơn cho các loại máy quét.

Máy được cấu hình vỏ chắc chắn và không bị ảnh hưởng bởi nhiệt. Vì vậy mà máy có tuổi thọ cao và cho năng suất cực kì tốt. Bạn hầu như sẽ không phải sửa chữa hay bảo trì máy này trong thời gian khá dài.

Đó là sơ lược về máy in mã vạch và công dụng của chúng. Qua các ví dụ sản phẩm trên, bạn có thể xác định nhu cầu về loại máy in mã phù hợp nhất.

Coin Marketplace

STEEM 0.17
TRX 0.15
JST 0.028
BTC 60328.18
ETH 2426.92
USDT 1.00
SBD 2.48